Phố Cổ Hồi An

1. Phố Cổ Hội An Ở Đâu?

pho-co-hoi-an
Phố cổ Hội An có vị trí ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển duyên hải miền Trung tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam, tuyến giao thông cực kỳ tiện lợi nên thường sẽ gộp chung các tour du lịch Hội An – Huế – Đà Nẵng.
Phố cổ là nơi giao thoa giữa kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản, mang đậm những nét cổ xưa trầm lặng. Thành phố Hội An xinh đẹp vốn được xem là cổ trấn chất chứa nhiều hoài niệm của Việt Nam. Phố cổ này được chia thành 9 phường khác nhau. Phía đông giáp với biển Đông, phía tây giáp thị xã Điện Bàn, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, còn lại phía Bắc giáp với thị xã Điện Bàn và biển Đông.

2. Phố Cổ Hội An Tiếng Anh Là Gì?

Phố cổ Hội An tiếng Anh là Hoi An Ancient Town, cái tên gọi dành cho khách du lịch nước ngoài khi đến với cổ trấn xinh đẹp này.
Phố cổ Hội An đẹp đến mức không chỉ được ca ngợi trên báo chí là của Việt Nam mà vang danh khắp nơi trên thế giới, du khách nước ngoài ca ngợi về vùng đất Hội An đẹp lắng đọng, hoài cổ có những mộc mạc giản dị thế nào.

3. Phố Cổ Hội An Có Từ Năm Mấy? Lịch Sử Hình Thành Phố Cổ Hội An Như Thế Nào?

Phố Cổ Hội An Có Từ Năm Mấy
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, vào thời nhà Lê và mở ra thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử cho thương cảng này hàng trăm năm sau đó. Với sự hòa hợp của nhiều nền văn hóa và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Nhờ vào yếu tố thuận lợi của khí hậu và địa lý, Hội An từng là một thương cảng quốc tế hưng thịnh và sầm uất, là nơi gặp gỡ của những thuyền buôn và thương buôn Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây kéo dài suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, Hội An cũng từng có dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được biết đến với con đường tơ lụa trên biển.
Lịch sử hình thành phố cổ Hội An bắt đầu từ năm 1527 khi Mạc Đăng Dung giành được ngôi của nhà Lê, vùng Đông Kinh khí ấy thuộc toàn quyền cai quản của nhà Mạc. Đến năm 1533 Nguyễn Kim tập hợp binh sĩ lại, nhân danh nhà Lê chống lại nhà Mạc. Đến khi Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm nắm quyền lấn át dòng họ của Nguyễn Kim. Đến năm 1558 người con trai thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng mới đưa các thành viên trong gia quyến và binh lính trở về Thuận Hóa cổ thủ.
Sau năm 1570 Nguyễn Hoàng đã kiểm soát được quyền trấn thủ Quảng Nam, cùng con trai là Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành lũy, dồn sức vào phát triển kinh tế của Đàng Trong, mở rộng các cuộc giao thương, buôn bán với nước ngoài. Từ đó Hội An trở thành khu thương cảng bậc nhất Đông Nam Á thời đó.
Trải qua nhiều thăng trầm của các sự kiện lịch sử như giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Hội An vẫn là bến cảng sầm uất với các dãy phố Nhật, phố người Hoa,…Và sau khi chúa Trịnh chiếm được Quảng Nam, Hội An bị phá hủy hoang tàn chỉ còn để lại các kiến trúc tín ngưỡng.
Hội An chỉ hồi sinh lại 5 năm sau đó nhưng sự nhộn nhịp của thương mại không còn được như trước. Người Hoa và người Việt đã cùng xây dựng lại thành phố từ đống đổ nát theo kiến trúc của họ nên vô tình khiến dấu vết của khu phố Nhật biến mất mãi mãi.
Đến thời nhà Nguyễn do thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế giao thương với nước ngoài nên cảng Đông Kinh ngày càng mất đi vị thế quan trọng. Đến năm 1976 của thế kỷ 20, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập, Đà Nẵng dần phát triển mạnh, Hội An bị rơi vào quên lãng. Phải đến năm 1980 mới nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam và các nước khác. Đến năm 1999, Hội An được ghi tên vào danh sách “Di Sản Văn Hóa Thế Giới” mới trở nên thu hút khách du lịch và nổi tiếng cho đến ngày nay.

4. Hội An Có Ý Nghĩa Gì?

Hội An Có Ý Nghĩa Gì
Người phương Tây xưa kia đã gọi Hội An bằng cái tên Faifo có ý nghĩa chỉ đô thị – phố buôn bán có cảng. Nhưng đây chỉ được xem là một cách gọi, không được coi là tên chính thức. Mà Hoài Phố mới là tên gọi chính thức của Hội An lúc bấy giờ.
Và tên Hội An ngày nay đã được biết đến từ rất lâu trước đó và không biết chính xác vào thời gian nào. Vào thời Lê, tấm bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các địa danh Hội An phố, Hội An đà, Hội An kiều.

5. Phố Cổ Hội An Được UNESCO Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Thế Giới Vào Năm Nào?

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999. Phố cổ Hội An được công nhận dựa trên hai tiêu chí:
  • Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa đa phương qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
  • Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách trọn vẹn.
di-san-the-gioi-viet-nam

Hoạt động trải nghiệm
8 Di Sản Thế Giới Tại Việt Nam Có Thể Bạn Chưa Biết
Lên kế hoạch thăm thú những Di Sản Thế Giới tại Việt Nam ngay thôi. Bạn sẽ thấu hiểu sức hút của du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

6. Từ THUAN HUÊ BOUTIUE HOTEL Đến Phố Cổ Hội An Bao Xa? Thời Gian Di Chuyển Bao Lâu? Đi Bằng Phương Tiện Gì?

Khoảng cách từ Thuan Huê Boutique Hotel đến Hội An là khoảng 30km về phía Tây. Thời gian di chuyển sẽ phụ thuộc vào phương tiện sử dụng như sau:
  • Xe máy: Thường mất khoảng 25 – 30 phút để đi từ Hotel đến Hội An.
  • Xe bus: Thời gian di chuyển bằng xe bus là từ 20 phút.
  • Xe ô tô: Đối với xe ô tô, thời gian di chuyển dự kiến là từ 25 phút. Tuy nhiên, thời gian này có thể biến đổi theo tình hình giao thông và điều kiện đường.

Leave Comments

0777023868
0777023868